Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Tác hại khi đeo kính áp tròng kéo dài

Dưới đây là một số tác hại có thể xảy ra khi đeo kính áp tròng

Giảm cung cấp oxy cho mắt

Đeo kính áp tròng thời gian dài làm giảm cung cấp oxy cho mắt, tổn hại giác mạc. Đôi mắt sẽ bắt đầu mệt mỏi và thiếu sức sống. Không vệ sinh kính đúng cách và không thay thế đúng hạn cũng có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho mắt.

Nguy cơ nhiễm khuẩn

Bạn cần rất thận trọng khi đẹo kính áp tròng. Hãy đảm bảo rằng bạn đã rửa tay trước khi chạm vào kính. Sự xâm nhập của bất cứ yếu tố bên ngoài nào vào mắt đều có thể tạo cơ hội cho nhiễm trùng xuất hiện trong mắt.

Gây nhiễm trùng giác mạc

Đeo kính áp tròng lâu ngày có thể khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng giác mạc như loét giác mạc, sưng, ngứa vv…Đeo kính áp tròng thường xuyên trong thời gian dài cũng có thể làm thay đổi hình dạng của giác mạc.

Nguy cơ viêm giác mạc

Nhiễm vi khuẩn trong mắt trong thời gian dài có thể dẫn tới viêm giác mạc. Ngứa, kích thích và đỏ mắt là những triệu chứng của viêm giác mạc, rất khó chữa dứt điểm.

Nguy cơ bị các nhiễm trùng mắt khác

Ngoài nhiễm trùng giác mạc, bạn cũng có thể gặp hội chứng khô mắt, viêm mắt, các phản ứng sưng và dị ứng của giác mạc nếu đeo kính áp tròng thời gian dài.

Một số lưu ý

Khi mang áp tròng, thậm chí những hạt bụi nhỏ cũng đủ gây kích ứng cho mắt trong thời gian dài. Những hạt bụi này có thể gây ngứa và đỏ trong mắt. Vì vậy hãy đeo kính râm khi ra ngoài

Hút thuốc lá là một yếu tố khác làm tăng nguy cơ các bệnh về mắt khi đeo kính áp tròng. Hút thuốc làm tăng nguy cơ viêm loét giác mạc lên đến 8 lần so với bình thường.

BS Cẩm Tú

(Theo Boldsky/Univadis)

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Trẻ em đái dầm

Nước tiểu bài tiết ra từ thận được lưu giữ trong bàng quang. Đối với trẻ nhỏ, việc tiểu tiện diễn ra tự động do sự co cơ thành bàng quang và giãn cơ cổ bàng quang theo chu kỳ thường là 2 - 3 giờ trẻ tiểu tiện 1 lần. Đến khi 2 - 3 tuổi trẻ có thể kiềm chế nín tiểu lâu hơn vào ban ngày. Cùng với sự phát triển theo lứa tuổi, trẻ dần dần học được là nên đi tiểu đúng lúc. Sau khi đã kiểm soát việc tiểu tiện ban ngày, dần dần trẻ có thể kiểm soát cả lúc ngủ. Tới thời điểm này, bộ não của trẻ sẽ chỉ huy cần phải làm gì do có mối liên hệ giữa não và bàng quang về thông điệp nín tiểu.

Đái dầm là một rối loạn bài tiết nước tiểu không theo ý muốn xảy ra khi ngủ (có thể bị khi ngủ đêm hoặc ngủ ngày). Đái dầm là hiện tượng gặp khá phổ biến ở trẻ em: ở lứa tuổi 5 tuổi gặp từ 10-20%, đến 10 tuổi tỷ lệ đái dầm là 3-4%, trẻ trai bị nhiều hơn trẻ gái. Những trẻ có rối loạn tăng hoạt động bị đái dầm tăng gấp 2,7 lần. Đến tuổi trưởng thành vẫn còn khoảng 1% người bị đái dầm.

Có nhiều nguyên nhân gây đái dầm:

- Yếu tố di truyền (đái dầm liên quan nhiều tới nhiễm sắc thể số 13): Gia đình bố mẹ không có tiền sử đái dầm lúc nhỏ sẽ có trẻ bị đái dầm với tỷ lệ 15%. Nếu chỉ có bố hoặc mẹ bị đái dầm - tỷ lệ con bị đái dầm là 44%. Nếu cả bố và mẹ đều bị đái dầm, tỷ lệ con bị đái dầm là 77%.

- Rối loạn giấc ngủ: Khó thức tỉnh từ giấc ngủ sâu khi bàng quang căng đầy nước tiểu.

- Chậm phát triển hệ thần kinh trung ương làm giảm khả năng kiểm soát nín tiểu của bàng quang khi trẻ ngủ.

- Yếu tố nội tiết: Không đủ hormon bài niệu ADH (hormon này có tác dụng làm giảm số lượng bài tiết nước tiểu từ thận).

- Nhiễm khuẩn tiết niệu.

- Dị dạng đường tiết niệu: Bất thường van niệu quản ở trẻ trai hoặc bất thường niệu đạo ở trẻ gái. Bàng quang nhỏ hơn bình thường làm giảm khả năng giữ được nước tiểu lâu trong bàng quang.

- Bất thường cột sống.

- Yếu tố tâm lý: Một số trẻ đái dầm do có lo âu sau sang chấn tâm lý ở nhà hoặc ở trường.

- Do gia đình ít luyện tập cho trẻ đi tiểu trước khi ngủ.

- Nhiều trường hợp không tìm ra nguyên nhân chính.

Trường hợp đã dùng thuốc bổ thần kinh mà chứng đái dầm vẫn không hết, thì có lẽ thần kinh yếu không phải là nguyên nhân chính khiến các cháu này khó kiểm soát việc tiểu tiện của mình. Khi đó cần cho các cháu đi khám nội khoa tổng quát, khám chuyên khoa thần kinh, tiết niệu, tâm lý cẩn thận lại một lần nữa để tìm nguyên nhân. Khi tìm được đúng nguyên nhân thì bệnh mới chữa khỏi được. Trong trường hợp bị đái dầm do yếu tố di truyền, do không có nguyên nhân cụ thể… sẽ gặp nhiều vất vả hơn trong quá trình điều trị.

Chứng đái dầm không phải là bệnh nan y. Trẻ nhỏ đái dầm là chuyện bình thường, nhưng với những bệnh nhân đã có ý thức thì lại gây căng thẳng tâm lý rất lớn. Chính sự căng thẳng tâm lý ấy lại càng khiến cho tình trạng bệnh lại nặng thêm. Do đó, việc điều trị chứng đái dầm cho trẻ lớn cần thực hiện cả hai phương pháp điều trị: điều trị tâm lý và thuốc.

Điều trị tâm lý bao gồm trị liệu hành vi nhằm huấn luyện trẻ không đái dầm và tư vấn tâm lý. Một số biện pháp trị liệu hành vi có thể áp dụng là: hạn chế uống nước vào buổi tối. Đi tiểu trước khi đi ngủ. Đặt chuông báo thức để dậy đi tiểu vào ban đêm với khoảng thời gian lùi dần về sáng. Với trẻ lớn, tập luyện bàng quang bằng cách chủ động nín giữ nước tiểu lâu hơn trong bàng quang, tập đái ngắt quãng.

Thuốc điều trị đái dầm sẽ được dùng khi điều trị tâm lý cho kết quả không như mong muốn. Tuy nhiên, thuốc dùng trong điều trị đái dầm có khá nhiều tác dụng phụ nên phải có đơn của bác sĩ và bệnh nhân phải dùng theo đúng chỉ định.

ThS. Lê Hưng

Hiểu và xử trí đúng bệnh thủy đậu

Trung tâm y tế dự phòng TP. Hồ Chí Minh cho biết vừa ghi nhận thêm một ổ dịch thủy đậu tại một cao ốc ở quận Tân Bình với 5 người mắc. Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virut Varicella Zoster gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp và không trừ một ai nếu chưa có mắc hoặc chưa tiêm phòng vắc-xin. Bệnh có thể mắc quanh năm nhưng hay gặp hơn cả là mùa đông - xuân do không khí nồm ẩm tạo điều kiện cho virut gây bệnh phát triển. Vì vậy, mỗi chúng ta nên hiểu đúng về bệnh để phòng ngừa hiệu quả.

Người bệnh là nguồn lây duy nhất

Người bị thủy đậu làm lây bệnh ngay từ khi có triệu chứng đầu tiên cho đến khi nốt đậu đóng vảy. Virut từ đờm dãi, nước mũi, nước bọt người bệnh bắn sang người lành khi nói, ho hoặc hắt hơi, xâm nhập vào cơ thể qua mũi - họng, rồi theo đường máu đến cư trú ở lớp tế bào thượng bì da và niêm mạc (niêm mạc miệng, kết mạc mắt...). Tỷ lệ mắc bệnh thường cao ở các đô thị, nơi đông dân và trong mùa đông - xuân là hay gặp. Tuổi mắc nhiều nhất là 2-7 tuổi, ít khi gặp ở trẻ dưới 6 tháng. Người lớn cũng mắc nếu như lúc nhỏ chưa tiêm vắc-xin hoặc chưa mắc bao giờ. Khi đã mắc bệnh cơ thể sẽ có miễn dịch và không mắc lại.Tổn thương da do thủy đậu.

Tổn thương da do thủy đậu.

Biểu hiện của bệnh thủy đậu

Sau một thời gian ủ bệnh chừng 14-15 ngày thì bệnh phát. Trong nhiều trường hợp, trẻ vẫn ăn, chơi bình thường làm cho người mẹ không để ý, đến khi đậu mọc mới biết hoặc tình cờ phát hiện được một vài nốt ở đầu. Có khi trẻ sốt nhẹ, sổ mũi, biếng ăn, không chịu chơi, đau mỏi các khớp, dễ kích thích, ngứa, rồi 24-36 giờ sau đậu mọc. Ban mọc khắp nơi, không theo một trình tự nhất định: ban mọc nhiều ở da đầu, trong các kẽ chân tóc. Đậu thường thưa, nhưng cũng có trường hợp mọc dày chi chít, mọc cả ở niêm mạc miệng, kết mạc mắt rồi vỡ ngay. Thoạt đầu, những nốt đỏ giống như ban sởi, vài giờ sau thành nốt phỏng. Nốt phỏng rất nông trông như giọt sương, hình quả xoan; nếu lấy hai ngón tay căng nốt phỏng ra, ta sẽ thấy mặt nốt phẳng nhăn lại. Các nốt này mọc rất nhanh và mọc làm nhiều đợt cách nhau 2-3 ngày, do đó ở cùng một vùng da, có thể gặp đủ loại nốt: có nốt to, nốt nhỏ, có nốt đỏ, nốt phỏng, có nốt đã đóng vảy. Đến ngày thứ 4-6, nốt đậu đóng vảy, vảy có màu nâu sẫm. Một tuần sau vảy bong và không để lại sẹo. Bệnh khỏi và cơ thể thu được miễn dịch bền vững. Người lớn chưa từng mắc cũng có thể bị bệnh và bệnh thường nặng. Người bệnh thường sốt cao 39-40oC, trằn trọc, mê sảng; nốt phỏng có thể kèm theo máu. Phụ nữ có thai bị thủy đậu trong nửa đầu của thai kỳ có thể gây dị dạng ở não bộ của bào thai. Với trẻ suy dinh dưỡng, còi xương, những người bị eczema hoặc có bệnh về máu, bệnh thường nặng. Nếu trẻ gãi nhiều hoặc chăm sóc vệ sinh không chu đáo, nốt phỏng có thể bị bội nhiễm gây nhiễm khuẩn da nặng hoặc nhiễm khuẩn máu do vi khuẩn tụ cầu.

Các trường hợp biến chứng nặng

Thủy đậu có thể gây biến chứng, trong đó nhiễm khuẩn da là biến chứng thường gặp nhất của thủy đậu. Khi các mụn nước vỡ ra và bị nhiễm trùng có thể gây sẹo xấu, đặc biệt khi bệnh nhân gãi nhiều ở vùng tổn thương; Có thể gây viêm thận cấp, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm loét giác mạc, viêm tủy thoáng qua, viêm màng não vô khuẩn... Các biến chứng đặc biệt nặng có thể xảy ra trên bệnh nhân AIDS, lupus, bệnh bạch cầu và ung thư. Biến chứng còn xảy ra trên bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch như các corticoid; Trẻ sơ sinh có mẹ bị thủy đậu ở 3 tháng cuối của thai kỳ sẽ chịu những nguy cơ cao của bệnh. Nếu mẹ phát bệnh thủy đậu 5 ngày trước hoặc 2 ngày sau khi sinh, tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh có thể lên đến 30%.Tiêm vắc-xin cho trẻ là biện pháp phòng thủy đậu tốt nhất.

Tiêm vắc-xin cho trẻ là biện pháp phòng thủy đậu tốt nhất.

Làm gì khi bị thủy đậu?

Thủy đậu là một bệnh nhẹ, song rất cần được chăm sóc chu đáo để không xảy ra biến chứng. Vì bệnh do virut nên hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà điều trị chủ yếu bằng chăm sóc dinh dưỡng, nâng cao thể trạng và theo dõi sát tình trạng bệnh để phát hiện và điều trị kịp thời khi có biến chứng. Người bệnh phải cho cách ly tại nhà trong suốt thời gian từ khi bệnh bắt đầu cho đến khi bong hết vảy. Hằng ngày cần tắm gội bằng nước sạch để da luôn sạch (tránh sai lầm cho rằng thủy đậu phải kiêng nước). Quần áo phải được giặt bằng xà phòng và nước sạch rồi là ủi trước khi mặc. Chú ý giữ sạch tay và cắt ngắn móng tay để tránh gãi gây trầy xước nốt đậu. Thường xuyên nhỏ mắt, mũi ngày 2-3 lần bằng thuốc sát khuẩn như chloramphenicol 0,4% hoặc acgyrol 1%; Khi nốt phỏng vỡ, chỉ nên bôi thuốc xanh methylen hoặc milian vừa có tác dụng sát khuẩn vừa bớt ngứa và làm khô se tổn thương; chỉ dùng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của thầy thuốc. Ngoài ra, người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều. Nếu bệnh nhẹ có thể điều trị và theo dõi tại nhà. Khi thấy đột nhiên sốt cao hoặc nốt phỏng mọc dày chi chít, sợ ánh sáng cần đi khám ngay.

Lời khuyên của thầy thuốcThủy đậu lây truyền rất nhanh, có thể có biến chứng nguy hiểm khi các mụn nước vỡ ra và bị nhiễm khuẩn, có thể gây sẹo xấu, đặc biệt khi bệnh nhân gãi nhiều ở vùng tổn thương. Tuy vậy, bệnh thủy đậu có thể chữa khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng nếu phát hiện kịp thời và chữa trị đúng cách. Những người trong khu vực có dịch hoặc người chăm sóc người bệnh cần thường xuyên mang khẩu trang y tế (loại sử dụng 1 lần). Bên cạnh đó, cần thực hiện rửa tay với xà phòng trước khi ăn. Tránh những sai lầm do không nhận thức đúng về bệnh thủy đậu, mà chữa bằng phương pháp dân gian, không đảm bảo vệ sinh nên dễ dẫn đến bội nhiễm. Để phòng bệnh, biện pháp tốt nhất là tiêm vắc-xin. Đặc biệt, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nếu chưa mắc thủy đậu bao giờ hoặc chưa tiêm vắc-xin khi nhỏ cần tiêm ngay để phòng thủy đậu khi mang thai.

BS. Trần Kim Anh

Điều gì xảy ra với cơ thể sau khi ngừng uống rượu

Sau 1 giờ

1 giờ sau khi bỏ rượu, cơ thể sẽ bắt đầu loại bỏ rượu khỏi máu, tăng cường hoạt động của gan. Tuyến tụy tăng sản xuất insulin khiến bạn cảm thấy đói hơn.

Sau 12-24 giờ

Sau 12-24 giờ ngừng uống rượu, lượng đường trong máu trở về mức bình thường. Bạn nên ăn một số loại trái cây, rau thay vì các loại đồ ngọt nhiều đường để giảm khó chịu và duy trì lượng đường trong máu.

Sau 48 giờ

Sau 48 giờ cơ thể hoàn toàn tất quá trình thải độc. Để giảm cảm giác mệt mỏi, đau đầu bạn nên dùng tinh dầu hoa oải hương để mát xa mặt.

cai rượu

Sau 72 giờ

Sau 72 giờ, cơ thể bạn bắt đầu hoạt động bình thường, bạn sẽ cảm thấy thoải mái về thể chất và tinh thần.

Sau 1 tuần

Bạn ngủ ngon hơn sau khi bỏ rượu. Các vấn đề về da như da khô, gàu, eczema và bệnh rosacea được cải thiện, làn da sáng và khỏe hơn.

Sau 1 tháng

Sau 1 tháng bỏ rượu, mỡ gan giảm 15%, do đó giúp tăng khả năng thải độc của cơ thể, cải thiện da, giúp bạn có lối sống lành mạnh.

Sau 1 năm

Giảm nguy cơ mắc bệnh về gan, tim, miệng… Mỡ bụng giảm, làn da trở nên trắng, khỏe hơn.

BS.Tuyết Mai

(Theo Boldsky/Univadis)

Bệnh vàng da sơ sinh

Các loại vàng da sơ sinh

Vàng da sinh lý: xảy ra khi trẻ được 1 - 7 ngày tuổi. Tuy nhiên, trẻ vẫn ăn ngủ bình thường và hiện tượng này sẽ tự hết, không cần điều trị và không nguy hiểm.

Vàng da bệnh lý hay vàng da nhân: thường gặp ở trẻ sinh non. Trẻ bị vàng da từ đầu đến chân ngay khi lọt lòng. Nếu không được điều trị đúng mức, trẻ sẽ bị nhiễm độc thần kinh, co giật, hôn mê rồi tử vong.

Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ

Phần lớn trẻ sơ sinh có biểu hiện vàng da trong vòng 1 tuần sau khi ra đời. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, xảy ra do các hồng cầu của thai nhi bị phá hủy để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị vỡ, một lượng lớn Bilirubin - một chất có sắc tố màu vàng - được phóng thích vào máu, làm cho trẻ bị vàng da.

Đa số các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh đều nhẹ và tự khỏi sau 7 - 10 ngày

Vàng da sơ sinh có nguy hiểm không?

Đa số các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh đều nhẹ và tự khỏi sau 7-10 ngày, khi chất Bilirubin được đào thải hết qua phân và nước tiểu. Tuy nhiên, có một số trường hợp vàng da nặng do chất Bilirubin tăng quá cao và thấm vào não (y học gọi là vàng da nhân). Tình trạng này rất nguy hiểm, có thể làm cho trẻ bị hôn mê, co giật, dẫn đến tử vong hoặc di chứng về tâm thần vận động vĩnh viễn.

Nhận biết vàng da ở trẻ

Chứng vàng da rất dễ nhận biết bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng. Vì vậy, hằng ngày, các bà mẹ cần quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi sáng. Trong trường hợp khó nhận biết (da trẻ đỏ hồng hoặc đen), nên ấn nhẹ ngón tay cái lên da trẻ trong vài giây, sau đó buông ra; nếu trẻ bị vàng da, nơi ấn ngón tay sẽ có màu vàng rõ rệt. Khi trẻ có biểu hiện nghi là vàng da, cần đưa đến bác sĩ để kiểm tra.

Vàng da được chia thành 2 mức độ:

- Nhẹ: da hơi vàng ở mặt, thân mình; trẻ vẫn bú tốt; hoặc vàng da xuất hiện muộn, sau ngày thứ ba.

- Nặng: da vàng sậm, lan xuống tay, chân; trẻ bú kém, bỏ bú; hoặc vàng da xuất hiện sớm, trong vòng 1 - 2 ngày sau sinh. Những trẻ sinh non, nhiễm trùng, sinh ngạt dễ bị vàng da nặng.

Sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất Bilirubin qua đường tiêu hóa

Làm gì khi trẻ bị vàng da?

Đối với trường hợp nhẹ, có thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng. Đặt trẻ gần cửa sổ, nơi có ánh nắng dịu của mặt trời (vào khoảng 8 - 8h30 mỗi sáng, lúc trời không quá nóng hay quá lạnh). Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất Bilirubin qua đường tiêu hóa. Cần theo dõi diễn tiến của chứng vàng da mỗi ngày trong vòng 7 - 10 ngày sau sinh.

Các phương pháp điều trị

Cho đến nay, tại các khoa Sơ sinh, vàng da sơ sinh được điều trị bởi ba phương pháp chính, đó là:

Cung cấp đầy đủ nước và năng lượng (qua bú hoặc truyền dịch): truyền Albumine và một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hóa Bilirubin gián tiếp.

Chiếu đèn: ánh sáng của đèn biến Bilirubin thành chất không độc và được thải nhanh ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa, đường tiểu.

Sử dụng ánh sáng có bước sóng từ 400 - 500nm, cực điểm 450 - 460nm tương ứng với đỉnh hấp thụ của Bilirubine (ánh sáng màu xanh dương).

Năng lượng ánh sáng xuyên qua da để tác động lên các phân tử Bilirubin nằm trong lớp mỡ dưới da để biến đổi các phân tử Bilirubin gián tiếp (độc cho não của trẻ) thành các sản phẩm đồng phân hay các sản phẩm quang oxy hóa tan được trong nước, không độc và sẽ được đào thải qua gan (qua mật) và thận (qua nước tiểu).

Ánh sáng của đèn biến Bilirubin thành chất không độc và được thải nhanh ra khỏi cơ thể

Chỉ định:

Xuất hiện sau 24 giờ tuổi.

Vàng da tăng Bilirubin gián tiếp bệnh lý chưa có triệu chứng tiền nhiễm độc hay nhiễm độc thần kinh.

Chiếu đèn dự phòng trong các trường hợp có nguy cơ vàng da sơ sinh như: non tháng, bầm dập nhiều, xuất huyết nhiều, bướu huyết thanh, bướu huyết xương, sọ to, trẻ có tán huyết…

Chống chỉ định: trong bệnh porphyrin/ niệu bẩm sinh, là một bệnh rất hiếm gặp.

Thay máu: khi bé có triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh do Bilirubin trong máu tăng cao, lấy bớt chất Bilirubin ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng.

Các bác sĩ có thể sử dụng một, hai hay ba phương pháp cùng lúc tùy theo từng trường hợp.

BS. MAI THỊ TRƯỜNG PHỤNG

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Vì sao trẻ sơ sinh lại hay bị nôn trớ?

Mắc bệ nh cúm dạ dày, nguyên nhân nhân phổ biến nhất.

Ngộ độc thực phẩm: nguyên nhân không cụ thể bởi trẻ sơ sinh chưa ăn uống nhiều và do những loại khuẩn xấu có trong thực phẩm gây ra.

Trẻ mắc phải một số căn bệnh vềđường ruột, do khuẩn và virút, tức là mầm bệnh không phải do cúm.

Trẻ mắc bệnh ho và cảm lạnh ở thểnặng: đây là căn bệnh dễ tạo ra nôn ói.

Viêm nhiễ m bà ng quang: khi trẻsố t cao ké o dà i nhiề u ngà y sẽ xuấ t hiện tình trạng viêm bàng quang, nước tiểu nặng mùi.

Bị tắc ruột: đây là hiện tượng rất hiếm gặp nhưng cũng là nguyên nhân gây nôn trớ. Không nên quá lo, cần đưa trẻ đi khám, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra cách khắc phục hiệu quả.

Ngoài ra, còn 4 nguyên nhân khó phân biệt và dễ nhầm với những căn bệnh khác như:

Cúm dạ dày: đây là căn bệ nh do virú t gây nên, là m cho trẻ số t cao, gây đau dạ dày. Trong vòng 1 - 2 ngày đầ u thườ ng xuấ t hiệ n cả hiệ n tượ ng tiêu chảy, sau đó đến giai đoạn nôn ói kéo dài từ 12 - 72 tiếng hoặc lâu hơn.

Nên dựa vào các triệu chứng trên đểxác định bệnh mà không cần phải xét nghiệm máu hoặc phân.

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Nhiễm độc thực phẩm: như trên đã đề cập, đây là loại khuẩn xấu có trong thực phẩm nhiễm khuẩn gâyra và sau khi ăn, bú mẹ từ 2 - 12 giờ sẽ xuất hiện hiện tượng nôn trớ. Nhóm thực phẩm dễ nhiễm khuẩn có thịt gia cầm, súc vật, cá, đồsống... Một số dấu hiệu nhận biết như: không sốt, nôn ói không kéo dài quá 12 giờ. Nếu sốt cao thì không phải là do thực phẩm, có thể tiêu chảy hoặc không tiêu chảy.

Cá c loạ i bệ nh khuẩ n củ a đườ ng ruột do virút, vi khuẩn: rất đa dạng như Rotavirus, Salmonella và khuẩn E.coli. Trẻ mắc bệnh này thường nôn trớ, đau bụng, sốt, có các triệu chứng giống như cúm dạ dày vì vậy rất khó phân biệt. Khi mắc bệnh ở dạng này, trẻ thường nôn trớ ngay. Chỉ cần thực hiện các bước điều trị giống như cúm dạ dày là được.

Nôn trớ do tắ c ruộ t: đây là hiệ n tượ ng ít gặ p song lạ i dễ phân biệ t, thường xảy ra ngay khi ruột bị xoắn và phải đưa trẻ đi cấp cứu ngay. Triệu chứngthường thấy là đau dữ dội, nếu đau ít thì không phải là tắc ruột. Một sốbiểu hiện bên phổ biến như đau bụng đột ngột, đau dữ dội và liên tục, chất nôn có màu xanh giống như có mật, da tái nhợt, vã mồ hôi và càng để lâu sức khỏe trẻ càng suy giảm.

Diễn biến các giai đoạn nôn trớ

Nôn trớ ở trẻ nhỏ không phả i là căn bệnh nguy hiểm vì vậy không nên quá lo lắng, cần cho trẻ uống đủ nước, nhất là trong giai đoạn 12 giờ sau khi nôn. Chu kỳ nôn thường diễn ra theo các trình tự sau:

Giai đoạn 1: nôn trớ mạnh, cứ 5 - 30 phút lại nôn một lần, trong giai đoạn này không nên cho trẻ bú, ăn uống, cần để hệ thống tiêu hóa nghỉ ngơi. Chỉcho trẻuống nhấm nháp ít nước mỗi lần.

Giai đoạn 2: nôn trớ bắt đầu giảm, cứ 1 - 2 giờ lại giảm về tần suất, 5 - 10 phút cho trẻ uống nước một lần, đặc biệ t là dịch điệ n phân để cân bằ ng muối, đường và các chất điện giải khác trong cơ thể của trẻ.

Mẹ bầu cho trẻ bú đều đặn, hoặc dùng nước ép nho, không nên cho trẻdùng nước ép táo, nước đào..., nhất là nước ép có hàm lượng đường cao có thểlàm tăng rủi ro tiêu chảy và mất nước.

Giai đoạn 3: đây là giai đoạn này trẻ chỉ nôn 2 - 4 lần/ngày sau đó ngừng hẳn. Có thể cho trẻ ăn bình thường, đặc biệt là bột, cháo, tiếp tục cho trẻbú mẹ và dùng dịch điện phân chống mất nước như ở giai đoạn 2. Tuy nhiên, mọi thứ chỉ nên cho dùng từ từ, thấp đến cao. Trong giai đoạn trẻ bị nôn trớcó thể dùng một số loại thuốc như Acetaminophen, thuốc chống nôn nhưng nhất thiết phải qua tư vấn bác sĩ.

Khuyến cáo đối với các bậc cha mẹ

Không nên quá lo: nôn trớ là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, không nên quá lo lắng, chỉ cần bổsung đủ nước cho trẻ để chống mấ t nướ c và giả m bệ nh, sau 2 ngày trẻ sẽ hồi phục. Trong quá trình nôn ó i, trẻ có thể bị số t, hoặc có máu trong tiết dịch khi nôn, trong trường hợp này có thểdo chấn thương nhẹ ở cổhọng.

Trường hợp cần phải gọi bác sĩ như nôn trớ liên tục (8 giờ liên tục ở trẻ dưới 1 tuổi và 12 giờ ởtrẻ 1 - 3 tuổ i, 16 giờ liên tụ c ởtrẻ trên 3 tuổ i trở lên); Trong dịch đờm có nhiều máu, nôn trớở thể nặ ng, mấ t nướ c nghiêm trọng. Ngoài ra, nếu gặp trường hợp sau cũng cần cho trẻ đi bác sĩ ngay, đó là dấu hiệu của căn bệnh viêm màng não, bởi nôn trớlà một trong những dấu hiệu sớm của căn bệnh nan y này, ngoài ra còn có dấu hiệu như: đau đầu, đau cổ, sốt cao, nôn ói dữ dội. Cuối cùng là dấu hiệu của bệnh viêm thận, trường hợp sốt cao, nôn ói nhiều, viêm nhiễm đường nước tiể u, nướ c tiể u có mù i khai thì nhất thiết phải đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.

DS. TRANG NHUNG

(Theo BCU/NHS-12/2016)

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Những biến chứng đe dọa tính mạng

Ngoài những đợt cấp là nguyên nhân khiến cho bệnh nhân COPD phải nhập viện, bệnh còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm với chi phí điều trị lớn mà hiệu quả điều trị không cao.

Những biến chứng đe doạ tính mạng

Bệnh COPD gây nhiều biến chứng nặng nề tại phổi và ngoài phổi.

Tràn khí màng phổi (TKMP) có lẽ là biến chứng thường gặp nhất và phải luôn cảnh giác ở bất cứ bệnh nhân COPD nào. Ở bệnh nhân COPD, sự tắc nghẽn đường dẫn khí kéo dài dẫn đến hiện tượng “bẫy khí” hay lượng khí hít vào phế nang không được thở ra hết nên lượng khí tích lại dần làm căng giãn các phế nang tạo ra hiện tượng khí phế thũng. Các phế nang căng giãn lâu ngày mỏng ra và dễ dàng vỡ vào khoang màng phổi gây TKMP. Khi đó, bệnh nhân thấy đột ngột đau ngực bên tràn khí, khó thở tăng, khám phổi thấy có dấu hiệu rì rào phế nang mất, rung thanh giảm hoặc mất và gõ lồng ngực vang hơn bên không có tràn khí. Có trường hợp tràn khí áp lực dương hay tràn khí màng phổi có van, lượng khí ra khoang màng phổi theo một chiều nên nhanh chóng tăng áp lực đẩy xẹp phổi, suy hô hấp nặng và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Tràn khí dưới da cũng là một dấu hiệu đặc hiệu cho TKMP. Chẩn đoán bệnh nhân TKMP ở bệnh nhân bệnh COPD thường không có gì khó khăn khi có dấu hiệu lâm sàng rõ và cho bệnh nhân chụp thêm Xquang tim phổi. Việc điều trị TKMP ở đối tượng bệnh nhân này luôn khó khăn do phế nang đã dãn nhiều, việc hút dẫn lưu khí phải kiên nhẫn và đúng phương pháp. Nhiều trường hợp phải gây dính khoang màng phổi để điều trị.

Đường thở bị thu hẹp trong bệnh COPD.

Tăng áp lực động mạch phổi: Khi phế nang giãn nhiều sẽ gây chèn ép vào các mao mạch phổi dẫn đến tăng áp lực động mạch phổi (ĐMP). Thêm nữa, một tình trạng thiếu oxy liên tục cũng là nguyên nhân gây co thắt các tiểu động mạch và làm tăng áp lực ĐMP. Xác định bệnh nhân có tăng áp ĐMP dựa vào khám lâm sàng thấy có tiếng tim thứ hai đánh mạnh, tách đôi nghe ở ổ van ĐMP và siêu âm doppler tim. Tăng áp ĐMP khiến cho bệnh nhân khó thở hơn và làm tiên lượng bệnh nhân COPD xấu hơn. Điều trị tăng áp lực ĐMP bao gồm cho bệnh nhân uống các thuốc chẹn canxi, xịt các thuốc giãn mạch và điều trị tốt các đợt cấp của COPD.

Suy tim phải: Khi áp lực ĐMP tăng cao cộng với một tình trạng thiếu oxy mạn tính sẽ dẫn tới suy tim phải. Suy tim phải là một biến chứng kèm theo “như hình với bóng” ở bệnh nhân COPD. Các dấu hiệu của suy tim phải bao gồm dấu hiệu tâm thất phải đập ở vùng mũi ức, gan to, tĩnh mạch cổ nổi và phù hai chi dưới. Bệnh nhân COPD có suy tim phải sẽ được gọi là “tâm phế mạn” và việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Loạn nhịp tim, đặc biệt là rung nhĩ cũng rất hay gặp ở bệnh nhân đợt cấp COPD. Nguyên nhân chủ yếu của rung nhĩ là do thiếu oxy cơ tim, do suy tim hoặc rối loạn điện giải, là các tình trạng hay gặp ở bệnh nhân này. Rung nhĩ làm bệnh nhân khó thở hơn trong các đợt cấp và có thể có nguy cơ tắc mạch não do huyết khối tâm nhĩ trái. Bên cạnh rung nhĩ, các loạn nhịp tim khác như cơn nhịp nhanh nhĩ đa ổ, ngoại tâm thu các loại… cũng có thể gặp ở bệnh nhân COPD.

Đa hồng cầu: là biến chứng thường có do tình trạng thiếu oxy liên tục ở bệnh nhân COPD. Lượng hồng cầu gia tăng trong trường hợp này giống như cơ chế tăng hồng cầu ở người sống tại các vùng núi cao do không khí loãng, thiếu oxy – sự gia tăng hồng cầu phản ứng. Số lượng hồng cầu tăng quá cao làm tăng nguy cơ tắc mạch và huyết khối ở bệnh nhân COPD.

Biến chứng thần kinh: Các biến chứng thần kinh hay gặp là đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, rối loạn ý thức. Các triệu chứng này là do tình trạng thiếu oxy máu và tăng CO2 mạn tính trong máu. Có nhiều trường hợp lượng CO2 tăng quá cao làm bệnh nhân hôn mê. Người bệnh COPD thường mất tập trung, mau quên, giảm hoặc mất khả năng làm việc trí óc.

Một số biến chứng khác có thể gặp là tình trạng tăng nồng độ men chuyển angiotensin trong máu, ho nhiều, suy kiệt, rối loạn nước điện giải và thăng bằng kiềm toan ở các mức độ khác nhau. Các biến chứng này luôn góp phần làm xấu thêm tình trạng bệnh lý tắc nghẽn sẵn có.

Có cách nào phòng ngừa?

Người bệnh COPD phải dùng thuốc theo đúng chỉ định, không được tự ý thêm bớt; không lạm dụng thở oxy khi người bệnh không thực sự khó thở; tránh những thay đổi đột ngột tới người bệnh như thay đổi thời tiết, thay đổi cảm xúc – tâm lý; dự phòng nhiễm khuẩn phổi; dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý; đảm bảo đủ lượng nước; tránh các bệnh đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy; người bệnh cần thư giãn hoặc tập luyện nhẹ nhàng nếu có thể.

Vì bệnh có liên quan trực tiếp đến việc hút thuốc lá và các yếu tố trong môi trường bị ô nhiễm nên người bệnh tuyệt đối không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh khói thuốc và khói bụi; Cuối cùng, biết cách phát hiện những dấu hiệu của đợt cấp COPD để khẩn trương đưa người bệnh vào viện..

TS. BS. Vũ Đức Định

Tác hại khi đeo kính áp tròng kéo dài

Dưới đây là một số tác hại có thể xảy ra khi đeo kính áp tròng Giảm cung cấp oxy cho mắt Đeo kính áp tròng thời gian dài làm giảm cung cấp o...